Subdomain là gì và khi nào cần sử dụng Subdomain
Với nhiều quản trị web lâu lăm thì có lẽ thuật ngữ subdomain đã rất quen thuộc, tuy nhiên với những bạn mới bước chân vào nghề thì chúng còn khá xa lạ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về subdomain và cách sử dụng chúng ngay qua bài viết này!
Subdomain là gì?
Subdomain là một tên miền phụ mà ta thường thấy tại các khía cạnh khác của tên miền chính. Chúng hoạt động và đóng vai trò như một trang web bình thường trong google, tuy nhiên domain của chúng được gắn thêm tên miền chính.
Ví dụ một website có tên xyz.com thì subdomain của chúng có thể là blogxyz.com hoặc tipxyz.com. Khi tên miền được xác định, bạn có thể đăng tin và nội dung tùy thích mà hoàn toàn miễn phí. Đây là cách giúp tối ưu chi phí khi mà bạn không cần phải mua thêm tên miền mới. Bạn chỉ cần đăng nhập vào control panel của tài khoản hosting và một tên miền chính chủ là có thể tạo subdomain.
Sử dụng subdomain với mục đích gì?
Khi có subdomain, bạn có thể tự tạo trên đó nhiều hoạt động để giúp ích cho web chính cũng như doanh nghiệp của mình một cách tối đa. Chúng tạo ra rất nhiều lợi ích lớn như:
- Thành lập website riêng: Khi website chính không thể bao quát và thực hiện tốt được nội dung vào các chủ đề nhỏ thì subdomain như một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Chúng như những chiếc nhánh nhỏ để tập trung được phân khúc khách hàng mà bạn muốn. Nhờ đó các nhu cầu của người dùng đều được đáp ứng một cách tốt nhất mà bạn lại không phải mất thêm khoản phí nào để tạo web.
- Tiết kiệm chi phí: Các subdomain giúp nhiều nhà quản trị web thỏa sức sáng tạo với các ý tưởng của mình mà không cần đến kinh tế. Đây là một công cụ miễn phí có các chức năng được tích hợp từ website chính kết hợp với giao diện quản lý miễn phí. Các web cũng có thể được thiết kế với đa màu sắc mà không lo sẽ giống với trang chủ.
- Chia nhỏ các lĩnh vực: Khi doanh nghiệp cần đẩy mạnh chiến lược cho những khía cạnh ngoài lề thì tách chúng từ website chính ra những subdomain sẽ khiến mọi việc trở nên hiệu quả hơn.
Khi nào cần sử dụng Subdomain
Subdomain được tạo ra dễ dàng nên bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên để tối ưu hóa được các vai trò của chúng thì bạn cần sử dụng đúng mục đích cần thiết. Những trường hợp sau bạn có thể tạo subdomain để tạo web:
- Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới: Nếu công ty bạn cho ra mắt những sản phẩm mới hiện đại để hướng đến những nhóm khách hàng cụ thể thì subdomain sẽ giúp cho tỷ lệ chuyển đổi từ web chính sang website phụ nhanh nhất. Các khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm đến bạn hơn thông qua trang web riêng do việc quản lý và chăm sóc khách hàng chu toàn.
- Quản lý website hiệu quả: Mỗi website chỉ nên tập trung vào một ngành hàng chính, do đó một web chính sẽ không thể bao quát và làm tốt được tất cả các khía cạnh nhỏ xung quanh. Nếu quy trình tại một web quà chồng chéo và phức tạp thì bạn có thể tách ra thành các subdomain nhỏ để dễ quản lý hơn, mức độ hiệu quả mà chúng lại rất cao.
- Hỗ trợ đẩy mạnh thương hiệu: Với vai trò như một website, các subdomain luôn luôn là một phần hỗ trợ đắc lực cho web chính. Do đó phần lớn chúng sẽ tiếp cận được nhiều hơn lượng khách hàng thông thường. Cũng vì thế mà thương hiệu của bạn được đẩy mạnh chỉ trong thời gian ngắn.
Một số lưu ý khi sử dụng subdomain
Subdomain là công cụ giúp bạn quản lý chặt chẽ sản phẩm, dịch vụ tại những doanh nghiệp có đa ngành. Tuy nhiên khi thực hành chúng bạn cần lưu ý đến những đặc điểm sau:
- Tình trạng gặp phải subdomain giả: Hiện nay với sự phát triển của Internet và các công cụ tìm kiếm thông tin hiện đại, những trang web subdomain nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ bị đánh cắp khiến thông tin của khách hàng bị rò rỉ. Điều này gây ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp bạn rất nhiều, bên cạnh đó các chi phí khôi phục cũng không hề nhỏ.
- Hình ảnh nhất quán giữa các website không đồng nhất: Mối liên kết giữa website chính và website phụ chính là phần hình ảnh, nội dung và sản phẩm. Nếu mỗi subdomain được thiết kế với các thương hiệu khác nhau sẽ khiến cho khách hàng lúng túng khi tìm kiếm, điều này làm giảm độ tin tưởng của người dùng tới doanh nghiệp của bạn.
- Subdomain gây ảnh hưởng đến SEO: Khi bạn tiến hành SEO tên miền chính thì xung quanh chúng sẽ có rất nhiều subdomain kèm theo khiến Google gặp khó khăn trong công việc xác định website đang cần SEO. Bên cạnh đó quá trình Index của Google cũng diễn ra chậm hơn do nhiều miền phụ hoạt động cùng một lúc.
Tìm hiểu về subdomain và biết được cách sử dụng giúp những người quản trị web có thể tìm được hướng đi hiệu quả và đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. Hãy tìm hiểu và học cách tận dụng ngay sự hữu ích của subdomain tại Mua Backlink. Bên cạnh subdomain, các dịch vụ backlink chất lượng cũng sẽ giúp bạn gia tăng hiệu quả hoạt động của trang web.